Nhân viên môi giới chứng khoán ngày càng hấp dẫn và trở thành sự lựa chọn của nhiều người. Bởi thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang gần như chạm đến đỉnh cao khi trở thành kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế.
Trước khi bạn có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho bản thân, hãy cùng vieclamdannang.vn tìm hiểu chi tiết hơn về công việc của nhân viên chứng khoán là gì, những kỹ năng nào cần có để giúp bạn trở thành một chuyên gia trong nghề. Thu nhập, cơ hội việc làm và những tâm sự trong nghề môi giới chứng khoán, hẳn cũng là những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ hiện nay.
Nhân viên môi giới chứng khoán là gì?
Nhân viên môi giới chứng khoán làm công việc trung gian hỗ trợ quá trình mua bán chứng khoán của khách hàng. Cụ thể thì nhân viên môi giới sẽ thực hiện các giao dịch cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, thông qua việc theo dõi, nghiên cứu và phân tích về thị trường cổ phiếu. Các nhà môi giới sẽ đưa ra những dự đoán, trường hợp biến động thị trường có thể xảy ra. Từ đó đưa ra lời khuyên đầu tư thích hợp cho khách hàng, giúp họ tăng tỷ suất lợi nhuận.
Hiểu theo cách đơn giản, nhân viên môi giới chứng khoán chính là những người sẽ chịu trách nhiệm tư vấn và tiến hành các giao dịch mua bán cho khách hàng. Tìm hiểu đánh giá và kiểm tra tính an toàn, khả quan của các giao dịch kể trên.
Nhu cầu tuyển nhân viên môi giới chứng khoán - Việc làm "HOT" cho bạn
Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá rất sôi động. Với nhiều biến động bất ngờ thường xuyên diễn ra trên các sàn môi giới – Broker chứng khoán. Ngày càng có nhiều người quan tâm đến chứng khoán, đầu tư cổ phiếu nhưng không phải ai cũng biết ngành chứng khoán là gì và các công việc trong lĩnh vực này.
Ngành chứng khoán xoay quanh hoạt động chính là các hình thức đầu tư thông qua gáo dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, ngoại hối và các công cụ tài chính khác...
Chứng khoán chính là chứng chỉ ở dưới dạng giấy tờ hoặc bản ghi, có giá trị và khả năng chuyển nhượng do người sở hữu quyết định. Chứng khoán xác định khoản đầu tư dài hạn và xác nhận quyền cũng như các lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với những tài sản hay vốn của tổ chức phát hành.
Đặc thù công việc nặng về yếu tố chuyên môn như vậy, đã khiến nhiều ứng viên hiện nay còn dè dặt với nghề. Do vậy, các công ty chứng khoán luôn trong tình trạng khan hiếm nhân sự. Khi phải liên tục tìm kiếm nguồn nhân lực nhân viên môi giới chứng khoán đủ điều kiện hành nghề.
Khi làm việc trong ngành chứng khoán, bạn có thể làm những công việc khác nhau. Ứng viên có thể tham khảo những việc làm chứng khoán tại Đà Nẵng dưới đây để lựa chọn cho mình công việc dễ dàng hơn.
- Chuyên viên môi giới chứng khoán.
- Nhân viên tư vấn chứng khoán.
- Nhân viên dịch vụ chứng khoán.
- Nhân viên hỗ trợ khách hàng đầu tư chứng khoán.
- Nhân viên Sales chứng khoán.
- Giám đốc khối dịch vụ chứng khoán.
- Nhân viên CSKH chứng khoán.
- Trưởng phòng môi giới chứng khoán.
- Kế toán trưởng - Lĩnh vực chứng khoán.
- Giám đốc dịch vụ chứng khoán.
Mức lương của nhân viên môi giới chứng khoán
Lương nhân viên môi giới chứng khoán sẽ bao gồm phần lương cứng và hoa hồng.
Theo đó, mức lương cứng cơ bản của một nhân viên môi giới chứng khoán tại thị trường việc làm Đà Nẵng dao động trong khoảng từ 4 - 8 triệu đồng/tháng.
Mức phân chia hoa hồng thông qua doanh thu từ những giao dịch của khách hàng. Sẽ tùy thuộc vào quy định của mỗi công ty môi giới chứng khoán. Thông thường, mức tỷ lệ phân chia sẽ nằm trong khoảng từ 25 – 35%.
Mức thu nhập trung bình của một nhân viên môi giới chứng khoán sau khi được cộng thêm phần trăm hoa hồng hấp dẫn như trên có thể đạt từ 15 - 20 triệu đồng/tháng. Thậm chí với những chuyên gia cố vấn môi giới giỏi, họ có thể kiếm được vài trăm triệu/tháng.
Bên cạnh thu nhập, nhân viên môi giới chứng khoán còn được các nhà đầu tư gửi tặng kèm các món quà giá trị . Để cảm ơn và ghi nhận công sức vì đã góp phần giúp họ đầu tư sinh lời. Nhìn chung thu nhập của nghề môi giới chứng khoán khá cạnh tranh. Phần lớn phụ thuộc vào năng lực thực tế, doanh thu của khách hàng giao dịch khi mức lương cứng không quá cao.
Học ngành gì để theo đuổi công việc nhân viên môi giới chứng khoán?
Nếu nói đến các vai trò như tư vấn, môi giới môi chung. Nhiều người có thể quan niệm đơn giản rằng, chỉ cần đến sự khôn khéo và nhiều mối quan hệ là đủ. Tuy nhiên, với một công việc cần chuyên môn cao như nhân viên môi giới chứng khoán. Thực chất, điều kiện quan trọng quyết định đầu tiền phải là nền tảng kiến thức, hiểu biết vững chắc. Để có thể phân tích, theo dõi các biến động của thị trường và hỗ trợ khách hàng đưa ra những quyết định đầu tư chính xác.
Chính lúc này, bằng cấp học vấn chuyên môn của bạn sẽ là yếu tố quan trọng nhất giúp khách hàng và các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đánh giá trình độ, năng lực của nhân viên môi giới chứng khoán.
Nhân viên môi giới chứng khoán ngày nay thường được yêu cầu có bằng cấp từ cao đẳng, đại học trở lên các chuyên ngành:
- Quản trị kinh doanh.
- Kinh tế.
- Tài chính - Ngân hàng.
- Kế toán - Kiểm toán.
Hiện nay, các cử nhân chuyên ngành xuất nhập khẩu, thương mại nói chung cũng có thể tham gia vào lĩnh vực môi giới chứng khoán. Bởi một số doanh nghiệp cũng thường tuyển dụng nhân sự tốt nghiệp với các chuyên ngành này để phục vụ cho một số lĩnh vực, sản phẩm đầu tư riêng. Họ có nền tảng kiến thức chuyên môn để đưa ra những phân tích, đánh giá và lời khuyên chính xác hơn. Tuy nhiên, họ cần có những hiểu biết nhất định về thị trường chứng khoán, kinh nghiệm đầu tư hoặc chơi chứng khoán là lợi thế.
Để hành nghề môi giới chứng khoán lâu dài, người lao động phải cần có chứng chỉ do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp. Thông qua việc tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn để thi lấy chứng chỉ.
Xem thêm: Broker là gì? Các tiêu chí nhận biết một Broker uy tín tự tin theo lệnh
Tìm việc làm nhân viên môi giới chứng khoán ở đâu
Tìm việc làm môi giới chứng khoán hiện nay không quá khó khăn cho các ứng viên. Với tốc độ mở rộng và phát triển của ngành nghề này trong xã hội. Các nhà môi giới chứng khoán thường đứng trước những cơ hội làm việc trong các môi trường khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần cân nhắc về năng lực, mong muốn công việc của mình để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Làm nhân viên môi giới chứng khoán cho công ty quản lý quỹ
Để có cơ hội được đầu quân về làm việc trong các công ty quản lý quỹ. Bạn cần phải có một thành tích đầu tư tốt trong quá khứ. Vì thế nếu định hướng làm việc trong môi trường này, bạn cần chuẩn bị một Profile xin việc thật tốt. Đính kèm cùng CV trong Emai xin việc, trình bày rõ ràng và cụ thể các thành tích mà bạn đã đạt được trong quá khứ.
Làm việc cho mảng tự doanh công ty chứng khoán
Để làm việc trong lĩnh vực này bạn cần phải nổi trội hơn so với các nhân viên môi giới chứng khoán khác. Đòi hỏi bạn phải nỗ lực rất lớn để chứng minh năng lực, trau dồi thật kỹ kiến thức chuyên môn và tích lũy những kỹ năng cần thiết. Trình bày một cách khéo léo những kỹ năng chuyên môn trong CV xin việc để tạo dấu ấn và ghi điểm với nhà tuyển dụng
Xem thêm: Kỹ năng chuyên môn là gì? Những kỹ năng chuyên môn trong CV không thể thiếu
Nhân viên môi giới cho công ty chứng khoán
Giữa những công ty chứng khoán, sẽ có công ty dẫn đầu và một số công ty có quy mô nhỏ hơn. Định hướng nghề nghiệp của mỗi người trong chúng ta chắc chắn đều luôn muốn phấn đấu hướng đến những cơ hội được làm việc trong các "Big Company" top đầu. Điều này vừa sẽ giúp bạn được học hỏi nhiều hơn. Vừa mang lại những chế độ đãi ngộ hấp dẫn với mức thu nhập cao hơn
Kỹ năng cần có của nhân viên môi giới chứng khoán
Ngoài nền tảng kiến thức sâu rộng, nhân viên môi giới chứng khoán cần có thêm các kỹ năng mềm quan trọng khác. Để đưa ra những hoạt động tư vấn hiệu quả cho khách hàng của mình
Kỹ năng nắm bắt cơ hội
Khả năng nhạy bén để nắm bắt cơ hội đầu tư được xem là kỹ năng quan trọng nhất để mang đến thành công cho mỗi nhân viên môi giới. Khi giúp đem lại những hiệu quả trong đầu tư khi mang đến khả năng sinh lời lớn.
Bên cạnh đó các nhà môi giới, tư vấn cũng cần đến kỹ năng phân tích những thông tin tài chính. Lập thành bảng thống kê, báo cáo kinh doanh cụ thể để đưa ra những tư vấn chi tiết. Giúp khách hàng hiểu và nắm bắt rõ tình hình khi đưa ra các quyết định đầu tư.
Kỹ năng đối mặt với áp lực
Những con số trên thị trường chứng khoán luôn chuyển động và biến đổi từng giây. Hãy thử tưởng tượng rằng, chỉ rời mắt vài giây thôi thì bạn đã nhận thấy biến động lớn của thị trường. Vì vậy, áp lực trong nghề này rất lớn, chỉ dành cho những người có "thần kinh thép". Bên cạnh đó, doanh số cũng là một áp lực thường trực đối với những người tư vấn viên.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp cực kỳ quan trọng với những người đang làm công việc kinh doanh, tư vấn, môi giới. Dù bạn có chuyên môn tài giỏi đến đâu, nhưng khi không thể giao tiếp tốt. Không thể giải thích trôi chảy các vấn đề mà khách hàng đang thắc mắc. Thì cũng sẽ không thể mang đến kết quả tốt nhất. Nhân viên môi giới phải biết lắng nghe để nắm bắt sở thích và nhu cầu của khách hàng. Từ đó, tư vấn đúng trọng tâm vấn đề và tạo dựng được niềm tin với khách hàng.
Kỹ năng tìm kiếm khách hàng
Để đạt đến thành công, nhân viên môi giới cần có kỹ năng tìm kiếm khách hàng. Thông qua nhiều cách khác nhau để thu thập tệp khách hàng cho riêng mình. Sau đó, bạn có thể lựa chọn những khách hàng tiềm năng trong đó để tập trung tư vấn và hỗ trợ họ một cách tốt nhất.
Kỹ năng khai thác thông tin
Thị trường chứng khoán luôn có nhiều biến động. Nếu bạn không có tư duy nhạy bén, khả năng khai thác thông tin và phân tích kỹ lưỡng. Bạn sẽ không thể giúp khách hàng định hướng chính xác tính khả quan của các giao dịch.
Khả năng này được hình thành khi bạn luôn biết chủ động quan sát, nắm bắt các xu hướng, biến đổi từ thị trường. Cập nhật thường xuyên các thông tin kinh tế, chính trị, đọc sách báo tạp chí chuyên môn, tham gia các hội thảo, sự kiện về chứng khoán. Là những biện pháp hiệu quả giúp các nhà môi giới nâng cao khả năng tư duy và phân tích.
Kết luận
Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này, hẳn cũng đã giúp các bạn có thể hình dung và hiểu rõ hơn về công việc của một nhân viên môi giới chứng khoán.
Nếu bạn đang có ý định ứng tuyển công việc này. Hãy tìm hiểu chi tiết mọi khía cạnh, góc nhìn về nghề để đưa ra những quyết định hợp lý nhất. Bởi khi lựa chọn sẽ theo đuổi công việc nào cũng đều cần có sự đam mê và thật sự phù hợp với năng lực, định hướng nghề nghiệp của bản thân. Có như vậy mới dễ dàng đem lại thành công.