Với bất kỳ công ty nào cũng vậy, đội ngũ nhân viên luôn luôn giữ vai trò quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại. Một doanh nghiệp khi muốn nó trở nên phát triển lớn mạnh thì trước hết đội ngũ nhân viên của nó cũng phải rất vững mạnh cả về kỹ năng lẫn thái độ trong công việc. Bởi họ chính là những con người trực tiếp gầy dựng nên giá trị cho chính doanh nghiệp đó.
Nhưng muốn tuyển dụng được những nhân viên có tiềm năng ấy cho công ty thì đương nhiên không thể thiếu đi đôi bàn tay chuyên nghiệp của chuyên viên nhân sự. Để đi sâu và hiểu rõ hơn về nhân sự họ đóng các vai trò như thế nào trong hệ thống doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những điều chưa biết trong ngành nghề này bên dưới
Chuyên viên nhân sự là gì?
Trong môi trường doanh nghiệp, chuyên viên nhân sự là người thuộc ban quản trị nhân sự (HR). Là cầu nối giữa cấp quản lý và nhân viên, họ đóng vai trò chủ yếu là người chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ hết các hoạt động từ phòng nhân sự hành chính, công tác tuyển dụng và mọi vấn đề bố trí vị trí ứng tuyển, đôi khi là việc thực hiện training đối với nhân viên mới.
Là một chuyên viên nhân sự thì quy mô quản lý làm việc vô cùng rộng rãi, bạn cần phải nắm rõ luật lao động để đảm bảo được quyền lợi cho nhân viên cũng như thúc đẩy sự phát triển của nhân viên trong doanh nghiệp.
Chuyên viên nhân sự là gì?
Mô tả công việc cụ thể của chuyên viên nhân sự
Như vậy, có thể hiểu được rằng nhân sự là một vị trí nào đó không thể thiếu, không có họ thì công ty khó có thể hoạt động hiệu quả được. Và đây là tổng hợp hết những công việc thường ngày của chuyên viên nhân sự, cụ thể như sau:
- Liên tục cập nhật hồ sơ người ứng tuyển mỗi khi phát sinh nhu cầu thay đổi nhân sự.
- Lên kế hoạch tổ chức thông báo đăng bài tuyển dụng
- Chọn lọc CV phù hợp của ứng viên, lên lịch hẹn phỏng vấn
- Chịu trách nhiệm đứng ra hướng dẫn sơ lược công việc cũng như củng cố văn hóa đào tạo gắn kết trong doanh nghiệp
- Quản lý lưu trữ toàn bộ hồ sơ của CBCNV
- Theo dõi và giám sát quá trình thực hiện thủ tục ký kết hợp đồng lao động theo đúng luật pháp.
- Thông báo về lịch làm việc, thông báo khẩn và các điều kiện phúc lợi đến toàn bộ nhân sự
- Xem xét xử lý giải quyết những vấn đề khiếu nại, thắc mắc từ công nhân viên
- Xây dựng các chính sách công bằng đảm bảo cho nhân viên hiểu và tuân thủ theo
- Đo lường tỷ lệ giữ chân nhân viên và thay thế
- Đảm bảo mọi quy trình chấm công mỗi ngày chính xác, trung thực
Mô tả công việc của chuyên viên nhân sự
Những kỹ năng cần có của chuyên viên nhân sự
Khi muốn trở thành một chuyên viên nhân sự, thì việc đầu tiên bạn cũng phải có ít nhất bằng cử nhân và các trình độ kỹ năng, kiến thức về chuyên ngành quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành liên quan khác. Phải nắm bắt rõ hết những nội dung cơ bản đối với ngành nhân sự, bao gồm: hoạch định nguồn nhân sự, lập trình training hiệu quả. Ngoài ra, khi muốn đạt được chức vụ cao hơn thì cần thêm chuyên môn ngoại ngữ…
Kỹ năng liên cá nhân
Kỹ năng này bao gồm nhiều hình thức chung, chủ yếu đến từ bản tính và tính cách con người, nhưng nếu muốn thì bạn vẫn có thể rèn luyện theo thời gian để hỗ trợ công việc quản lý nhân sự thêm hiệu quả.
- Tính cách vui vẻ hòa đồng
- Giao tiếp nói chuyện lịch sự và tôn trọng mọi người
- Có trách nhiệm với công việc đối với cá nhân hay tập thể nhóm
- Biết lắng nghe và thấu hiểu
- Có khả năng đánh giá, phân tích vấn đề theo chiều hướng tích cực
Kỹ năng quan sát
Khi bạn biết quan sát và nắm bắt tâm lý được từ người khác sẽ giúp bạn đánh giá đúng từng điểm mạnh điểm yếu của nhân viên. Đôi khi bạn viết thấu hiểu tâm lý thì hãy tận dụng điều này để thường xuyên chia sẻ quan tâm để gắn kết được tính tập thể, hạn chế tình trạng nhân viên nhảy việc vì chán nản.
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng này là một trong những phần quan trọng ngành chuyên viên nhân sự. Họ phải tiếp xúc thương lượng về những đãi ngộ, mức lương cũng như phúc lợi liên quan đối với nhân viên mới.
Và đương nhiên họ cũng sẽ là người đàm phán trực tiếp khi có tranh chấp giữa công nhân viên hoặc những người sử dụng lao động, họ phải đảm bảo xử lý xung đột, biết cách giải quyết hợp lý sao cho mọi người đều được hài lòng. Điều này thật sự rất khó, nên bạn phải cần chuẩn bị tốt kỹ năng đàm phán vững vàng.
Kỹ năng cố vấn
Chuyên viên nhân sự chính là người hướng dẫn cho nhân viên mới vào, cố vấn giúp họ cách quản lý thời gian, môi trường thích nghi mới. Từ đó sẽ nhân viên mới sẽ nắm bắt được các kỹ năng mềm và thực hiện làm việc một cách hiệu quả trơn tru hơn nhiều. Tất nhiên, họ cũng sẽ có leader để hướng dẫn kỹ năng chuyên môn riêng.
Những kỹ năng cần có của chuyên viên nhân sự
Kỹ năng giải quyết vấn đề xung đột
Kỹ năng giải quyết vấn đề xung đột giúp chuyên viên nhân sự giải quyết hết mọi vấn đề nội bộ giữa các nhân viên đến vấn đề bên ngoài liên quan đến danh tiếng doanh nghiệp. Họ là người đầu tiên cập nhật thông tin và cần phải giải quyết một cách rõ ràng công bằng để hạn chế phát sinh ra lần sau. Một công ty thì sẽ có nhiều kiểu nhân viên tính cách khác nhau nên việc xảy ra mâu thuẫn tranh chấp là điều bình thường.
Kỹ năng tổ chức kỷ luật
Tổ chức kỷ luật trong công việc là điều nên làm, học được tính tự giác kỷ luật cao không chỉ giúp bạn hoàn thành công việc dễ hơn mà còn là sự thúc đổng, cổ vũ nhân sự thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhanh chóng. Để duy trì được kỹ năng sống kỹ luật, chuyên viên nhân sự nên:
- Lập ra kế hoạch làm việc chi tiết từng mục, từng chủ đề
- Đề ra deadline riêng cá nhân trước những deadline chung
- Tập quản lý thời gian hiệu quả đề tránh lãng phí thời gian làm việc
Xem thêm: Kỹ năng chuyên môn là gì? Những kỹ năng chuyên môn trong CV không thể thiếu
Gợi ý bộ câu hỏi cần chuẩn bị để phỏng vấn chuyên viên nhân sự
Xây dựng câu hỏi phỏng vấn đầy đủ và chi tiết sẽ giúp bạn trở thành ứng cử viên tiềm năng cho vị trí chuyên viên nhân sự. Bên cạnh việc chú trọng trong nội dung câu trả lời thì trước hết bạn cũng phải tự tin và thần thái cực kì tốt. Dưới đây là một số câu hỏi sẽ gặp phải khi đi phỏng vấn xin việc chuyên viên nhân sự
- Vì sao bạn lại chọn ứng tuyển ở vị trí chuyên viên nhân sự?
- Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
- Bạn hiểu được gì về ngành nghề nhân sự?
- Bạn hiểu gì về vị trí nhân sự trong công ty chúng tôi?
- Chuyên viên nhân sự cần thiết những tố chất nào?
- Một chuyên viên nhân sự để muốn gắn kết tập thể thì làm cách nào?
- Ví dụ thử giải quyết 1 vấn đề cụ thể sau đây? Và lí do để bạn xử lý như vậy?
- Mức lương bạn mong đợi ở vị trí này?
Mức lương đối với ngành nhân sự
Được biết, trong thời gian gần đây có nhiều bạn quan tâm đến mức lương của ngành chuyên viên nhân sự, nhưng thật sự rất khó để đề ra một mức lương cụ thể đối với vị trí này, bên dưới là một vài mức lương phổ biến cho từng vị trí cụ thể như sau:
- Thực tập sinh nhân sự: Nhiều nơi thực tập để hướng dẫn kỹ năng làm việc thực tế không lương, nhưng cũng có vài công ty sẽ hỗ trợ lương dao động từ 1.500.000 đến 2.000.000/1tháng tùy theo năng lực.
- việc làm nhân sự đà nẵng: dao động từ 8.000.000 đến 11.000.000/1 tháng
- Quản trị nhân sự: từ 10.000.000 đến 12.000.000/1 tháng
- Phó phòng nhân sự: từ 15.000.000 đến 20.000.000/1 tháng
- Trưởng phòng nhân sự: 20.000.000 đến 25.000.000/1 tháng
- Giám đốc nhân sự (CHRO): 70.000.000 đến 100.000.000/1 tháng
Tuyển dụng nhân sự tại đà nẵng
Hiện nay cơ hội phát triển ngành nghề nhân sự đang dần trở thành xu hướng có rất nhiều người biết đến, từ đó mọi người có thể thấy rằng việc tuyển dụng nhân viên nhân sự luôn được mở rộng cho những bạn có niềm đam mê trong lĩnh vực này.
Kết luận
Chúng tôi hy vọng một điều rằng, sau khi đã đọc qua những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn giải đáp được hết mọi thắc mắc về chuyên viên nhân sự là gì để có thể định hướng được ngành nghề cho bản thân sau này.
Nếu như bạn cảm thấy hứng thú, yêu thích bất kỳ vị trí nào trong lĩnh vực này, hãy truy cập ngay trang Việc Làm Đà Nẵng và tìm kiếm cho mình một công việc ổn định, phù hợp nhất nhé. Chúc các bạn thành công!