Content moderation là gì? Tại sao nhận định content moderator là nghề nguy hiểm?

Content moderation là gì? Hẳn là công việc còn khá mới lạ với nhiều người. Nhưng lại rất thu hút với những nhân tố Gen Z. Khi mà hiện nay, xu hướng truyền thông tiếp thị trực tuyến chiếm vị thế trong lĩnh vực marketing. Nơi nội dung được sáng tạo và chia sẻ nhanh chóng, vai trò của họ trở nên rất quan trọng khi kiểm duyệt và điều hướng nội dung. Cùng tìm hiểu công việc chính của các Content Moderator trong bài viết sau.

Content Moderator là gì?

Content moderation là thuật ngữ chuyên ngành để chỉ định vị trí công việc thuộc lĩnh vực kiểm duyệt nội dung cho kênh marketing trực tuyến. Nói dễ hiểu hơn thì đây sẽ là những người kiểm tra nội dung. Đảm bảo rằng những nội dung được đăng tải phù hợp với nguyên tắc và chính sách hoạt động của nền tảng sử dụng. Gỡ bỏ nếu phát hiện những thông điệp được sáng tạo có ý nghĩa không phù hợp trước khi xuất hiện trên các trang mạng thông tin đại chúng.

Có thể hiểu, các Content moderation lúc này đóng vai trò như một cảnh sát mạng chính hiệu. Công việc và nhiệm vụ của họ chính là bảo vệ sự an toàn cho những người dùng trên các phương tiện mạng xã hội trực tuyến.

Content moderator là gì

Content moderation được ví như một cảnh sát mạng chính hiệu bảo vệ sự an toàn cho người dùng.

Công việc của Content Moderator là gì?

Môi trường hoạt động chính của các Content moderator là trên các nền tảng mạng xã hội trực tuyến có lượng người dùng lớn hiện nay như các diễn đàn, website, blog, facebook,……

Là những “cảnh sát mạng” chuyên nghiệp, công việc chính của các Content Moderator sẽ cần đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ cụ thể sau:

  • Theo dõi, quản lý các nội dung bao gồm phần viết và bình luận của khách hàng xuất hiện trên hệ thống. Xét duyệt dựa theo những chính sách và quy định doanh nghiệp đưa ra trước khi các thông tin hiển thị với người dùng.
  • Xử lý, loại bỏ và báo cáo các nội dung vi phạm nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến người dùng khi xuất hiện trên các kênh online.
  • Chăm sóc và giải đáp vấn đề của khách hàng liên quan đến thông tin thuộc về các phương tiện, giúp quá trình kiểm soát, xử lý thông tin của Content Moderation toàn diện hơn.

Moderator

Content Moderator phải đảm nhiệm cùng lúc nhiều công việc quan trọng

Bộ kỹ năng cần có với một Content Moderator là gì?

Giữ vai trò đa năng và quan trọng như vậy, công việc Content Moderator được đánh giá sẽ có những yêu cầu rất khắt khe. Bởi vậy, chắc chắn một Content Moderator nhất định phải hội tụ nhiều kỹ năng đa dạng, bên cạnh kiến thức chuyên môn. Mới có thể đủ năng lực đảm nhiệm tốt công việc.

Tỉ mỉ và cẩn thận

Để những thông điệp truyền thông xuất hiện hoàn chỉnh nhất cả về mặt ngôn từ cũng như giá trị ý nghĩa thì các nhà kiểm duyệt phải thật sự tỉ mỉ và cẩn trọng.

Một lỗi sai vô tình trong quá trình kiểm duyệt cũng có thể gây ảnh hưởng đến người dùng. Bởi sức mạnh của câu từ là điều mà không phải ai trong chúng ta cũng có thể lường trước được. Một vài thay đổi nhỏ trong cách sắp xếp và sử dụng câu chữ cũng có thể biến đổi ý nghĩa của cả một thông điệp. Vì vậy, sẽ không ngoa khi đưa ra nhận định, đây là phẩm chất tiên quyết của một content creation đúng nghĩa.

Khả năng quan sát tốt

Nhờ vào phẩm chất này, các “cảnh sát mạng” của chúng ta mới có thể kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng các nội dung được gửi đến. Phát hiện ra những sai sót, những nội dung không đúng với quy định, chính sách nhanh chóng. Từ đó giúp cho việc sửa chữa và ngăn chặn các nội dung “xấu” được thực hiện kịp thời. Duy trình tính toàn vẹn, an toàn của nền tảng.

Kỷ luật cao.

Đặc thù công việc tại vị trí này sẽ phải xử lý vô số nội dung, dự án khác nhau được gửi đến hàng ngày. Tính kỷ luật cao trong công việc mới có thể giúp bạn hoàn thành công việc đúng với tiến độ được giao.

Trong quá trình kiểm tra, có thể sẽ bắt gặp và tiếp xúc với nhiều nội dung khó chịu. Tính kỷ luật và trách nhiệm với công việc sẽ giúp các Content Moderator phán đoán, đánh giá đúng các tình huống phức tạp và xác định tính phù hợp, tác động của các nội dung đến người dùng. Từ đó đưa ra các quyết định, cung cấp phản hồi cũng như hỗ trợ chu đáo.

“Nghiền” công nghệ

Tận dụng sức mạnh từ internet dựa trên các kênh mạng xã hội trực tuyến. Với những chính sách, quy chế hoạt động và nền tảng kỹ thuật được sử dụng khác nhay. Các Content Moderator cần phải am hiểu về công nghệ

Vì nội dung được chia sẻ qua nhiều kênh kỹ thuật số khác nhau nên Content Moderator cần phải hiểu biết về công nghệ. Việc làm quen với các công cụ và nền tảng là điều cần thiết để quản lý và đánh giá nội dung hiệu quả.

Content moderator

Content Moderator nhất định phải hội tụ nhiều kỹ năng đa dạng, bên cạnh kiến thức chuyên môn

Liệu Content moderator có phải là nghề nguy hiểm?

Nhận định nghề Content Moderator rất khắt nghiệp và “khó nhằn” cũng không quá khoa trương. Bởi những nhà kiểm duyệt phải luôn đối mặt thường xuyên với các nội dung có tính chất tiêu cực, thậm chí nguy hiểm với tinh thần của họ khi có khả năng có thể dẫn đến trầm cảm.

Những nguy hiểm tiềm ẩn hay còn có thể nói đơn giản hơn, bệnh nghề nghiệp đối với các Content Moderator là gì. Có thể xác định, đây chính là công việc tác động không tốt đến cả thể chất và tinh thần của người làm.

Mức lương và cơ hội nghề nghiệp của Content Moderator

Mức lương trong nghề Content Moderator

Nhìn chung, với đặc thù công việc có phần yêu cầu khắt khe và đòi hỏi tính chuyên môn cao. Mức lương của các Content Moderator được đánh giá tương đối cao so với mặt bằng chung tuyển dụng marketing đà nẵng hiện nay. Dựa trên các yếu tố như mức độ kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ và quy mô của tổ chức làm việc, thu nhập của các Content Moderator cũng sẽ được phân bậc rõ ràng và cụ thể.

Trung bình, ở cấp bậc Entry-Level Content Moderator, mức lương có thể đạt khoảng 10 – 12 triệu đồng/tháng. Content Moderator có nhiều năm kinh nghiệm và thông thạo ngôn ngữ sẽ có thể đạt thu nhập với mức 20 triệu đồng mỗi tháng trở lên.

Cơ hội việc làm nghề Content Moderator

Khi hiện nay, các lĩnh vực thương mại điện tử, truyền thông xã hội và tiếp thị trực tuyến nở rộ, chiếm ưu thế cao khi được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hơn để thay thế cho các phương thức tiếp thị marketing truyền thống. Nhu cầu tuyển dụng tại Đà Nẵng được dự báo sẽ ngày càng tăng cao ở lĩnh vực này, cũng mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt cho ứng viên.. Bởi hoạt động kiểm duyệt nội dung, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của nền tảng và an toàn cho người dùng là yêu cầu bắt buộc không thể bỏ qua của bất kỳ hoạt động kinh doanh trực tuyến nào.

Kết luận

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, hy vọng đã giúp các bạn hình dung và hiểu rõ hơn công việc của những Content Moderation là gì. Đảm bảo an ninh mạng, an toàn cho người dùng, là sự hy sinh thầm lặng của các Content Moderation. Bởi những vấn đề, tác động tiêu cực từ nghề nghiệp mà họ phải đối mặt hàng ngày.

Việc làm mới cập nhật