1. Kiểm tra các định khoản phát sinh và đối chiếu các số liệu chi tiết cũng như tổng hợp giữa các phòng ban trong doanh nghiệp.
2. Kiểm tra sự trùng khớp của các số dư cuối kỳ với các báo cáo chứng từ và đảm bảo cân đối số liệu giữa tổng hợp với chi tiết.
3. Lập các quyết toán công ty, lập hóa đơn đầu ra, xử lý hóa đơn đầu vào và hạch toán, quản lý chứng từ, sổ sách theo quy định, rõ ràng các chi phí, thu nhập, công nợ, khấu hao, thuế GTGT,...
4. Làm sổ chi tiết và tổng hợp cho công ty và thống kế theo quy định để lập các báo cáo tài chính theo quý, tháng hoặc năm.
5. Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán.
6. Thống kê, báo cáo, cung cấp và giải trình các dữ liệu (bao gồm cả báo cáo thuế định kỳ, đột xuất theo quy định) định kỳ hoặc khi có các yêu cầu đột xuất của cấp trên hay cơ quan nhà nước.
7. Đưa ra đề xuất để cải tiến phương pháp hạch toán và báo cáo.
8. Lưu trữ dữ liệu kế toán theo quy định.
9. Quản lý các khoản thu, chi của công ty, tính toán, kiểm tra tính chính xác của tiền của các chi nhánh nộp về công ty.
10. Tính lương nhân viên, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho nhân viên.
11. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo công ty.