Mẫu CV nhân viên kinh doanh ấn tượng, đúng chuẩn là khi nó thể hiện được hình ảnh của ứng viên và “trúng ý” nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, còn có sự phù hợp với thị hiếu, xu hướng thiết kế hiện địa, thật sự cuốn hút. Điều này sẽ giúp bạn chinh phục mọi nhà tuyển dụng
Cùng chúng tôi tìm hiểu cách viết một mẫu CV nhân viên kinh doanh đúng chuẩn như thế nào để thật sự cuốn hút, giúp bạn chinh phục mọi nhà tuyển dụng qua bài viết này nhé.
Một số mẫu CV được gợi ý qua bài viết này. Chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng “hay ho” khi thiết kế CV xin việc cho bản thân. Cùng theo dõi bài viết nhé!
Cách viết CV nhân viên kinh doanh “đúng ý” nhà tuyển dụng
Nhân viên kinh doanh (Sales Staff/ Sales Representative) được biết đến là người đại diện cho doanh nghiệp tiếp cận với các khách hàng tiềm năng. Sử dụng chuyên môn và các kỹ năng, sự hoạt ngôn của mình để bán hàng và tư vấn sản phẩm, dịch vụ của công ty. Do vậy, khi viết CV xin việc làm tại Đà Nẵng ở vị trí nhân viên kinh doanh. Ứng viên cần đặc biệt chú ý đến cách thể hiện để kinh nghiệm làm việc và những kỹ năng nghề nghiệp của bạn có thể được truyền tải đầy đủ và trọn vẹn đến nhà tuyển dụng.
Xu hướng tuyển dụng ngày nay, các doanh nghiệp đề cao nhiều hơn về kinh nghiệm làm việc thực tế của ứng viên. Thay vì chỉ mãi tập trung vào bằng cấp, trình độ học vấn đang có. Bởi vị trí nhân viên kinh doanh đòi hỏi nhiều hơn về kỹ năng và tính thực chiến của ứng viên
Điền chính xác thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân trong mỗi CV xin việc đóng vai trò quan trọng, khi lưu trữ các thông tin về ứng viên cũng như cách thức liên hệ. Giúp nhà tuyển dụng dễ dàng kết nối và liên lạc với ứng viên khi cần thiết
Vì vậy, bạn nhất thiết phải chú ý điền đầy đủ và chính xác các thông tin như sau:
Điền đầy đủ họ và tên của mình. Nếu đang ứng tuyển vào công ty nước ngoài. Bạn có thể đính kèm tên tiếng Anh ngay phía sau tên thật. Chẳng hạn như Nguyễn Phương Vy (Lani).
Phần thông tin liên lạc bao giờ cũng là yếu tố không thể lược bỏ trong CV xin việc. Chú ý độ chính xác về số điện thoại cá nhân, địa chỉ nơi ở hiện tại, địa chỉ email. Bởi nó sẽ quyết định nhà tuyển dụng liên hệ được với bạn hay không.
Một bức ảnh đại diện sẽ thật sự thu hút các nhà tuyển dụng khi được lựa chọn trau chuốt, tươi tắn và tràn đầy năng lượng. Hãy sử dụng bức ảnh rõ mặt xuất hiện cùng với trang phục lịch sự nhé. Điều này tuy nhỏ nhưng lại thể hiện tốt sự chuyên nghiệp của bạn nhé.
Đừng quên điền vị trí ứng tuyển theo đúng mô tả công việc (Job Description) trong các bản tin tuyển dụng của doanh nghiệp.
Kinh nghiệm làm việc
Thể hiện kinh nghiệm làm việc trong CV với người đi làm lâu năm những tưởng là điều dễ dàng nhưng thực tế lại cho chúng ta thấy khá nhiều điều ngược lại. Khi bạn đã có quá nhiều tư liệu để trình bày. Bạn sẽ cần phải biết lựa chọn nội dung nào thật sự có giá trị. Đó sẽ phải là những thông tin có sự liên quan đến vị trí ứng tuyển, ngành hàng doanh nghiệp ứng tuyển.
Với các "New bie" chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế. Chia sẻ kinh nghiệm làm việc luôn khiến các bạn gặp nhiều khó khăn khi viết CV. Thế nhưng bạn hãy lạc quan và tự tin rằng sự nhiệt huyết và khả năng dấn thân, táo bạo của tuổi trẻ chính là điểm cộng lớn mà các bạn đang sở hữu. Đừng quá áp lực bởi nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đào tạo người mới.
Hãy thể hiện thiện chí và quyết tâm mong muốn được học hỏi, đào tạo và thử thách bản thân với công việc. Nếu đã từng bán hàng online, CTV bán hàng hay gia sư khi còn là sinh viên. Bạn hoàn toàn có thể đưa vào CV của mình. Nhà tuyển dụng qua đó cũng sẽ nhìn nhận được khả năng tương tác với khách hàng của bạn
Lựa chọn kỹ năng phù hợp trong mẫu CV nhân viên kinh doanh
Dù rằng, trong các buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường không dành quá nhiều thời gian để khai thác và tìm hiểu. Thế nhưng kỹ năng cá nhân, kỹ năng nghề nghiệp lại chính là yếu tố quan trọng mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở ứng viên tiềm năng của mình
Một số kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn được nhìn thấy ở ứng viên của mình. Thường là:
- Kỹ năng tư vấn
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng tương tác và thuyết phục khách hàng
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng đàm phán, thương lượng…..
Bạn cần cân nhắc để lựa chọn đâu là kỹ năng mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Tránh liệt kê hàng loạt các kỹ năng mà bản thân bạn đang sở hữu nhưng lại không bắt trúng “tâm ý” nhà tuyển dụng.
Chứng chỉ thể hiện trong mẫu CV nhân viên kinh doanh
Các chứng chỉ liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh và kỹ năng cơ bản như chứng chỉ tin học văn phòng, ngoại ngữ nên được đề cập trong CV của bạn. Ngoài ra, các thành tích đã từng đạt được trong cuộc thi ở trường hay tại các doanh nghiệp đừng ngần ngại thể hiện trong CV.
Sở thích, tính cách nổi bật
Không có một khuôn mẫu nào để bắt buộc ứng viên phải tuân theo. Sở thích và tính cách sẽ giúp nhà tuyển dụng có góc nhìn khác đa chiều hơn về ứng viên. Vì vậy đây thật sự là nơi để bạn thoải mái thể hiện bản thân. Dù vậy, đừng mãi mê trình bày quá nhiều nội dung phần này, tránh lan man, dài dòng.
Bạn có thể thể hiện qua sở thích của bản thân là thích đi biển, picnic, shopping và dễ hòa nhập, hoạt bát để thể hiện tính hướng ngoại trong tính cách của mình.
Thông tin tham chiếu
Thông tin tham chiếu sẽ khiến CV của bạn trở nên đáng tin cậy hơn trong mắt các nhà tuyển dụng. Trong trường hợp doanh nghiệp cần có thể liên lạc để xác minh thông tin.
Người tham chiếu có thể là trưởng phòng hay sếp của bạn ở công ty cũ. Bạn cần để lại thông tin cụ thể về họ tên, vị trí trong công ty, số điện thoại hoặc email của họ.
Xem thêm: Nhân viên kinh doanh là gì? Mô tả công việc và kỹ năng cần có
Những điểm cần lưu ý khi viết CV nhân viên kinh doanh
- Đọc kỹ mô tả công việc để lựa chọn các thông tin kinh nghiệm làm việc phù hợp vào trong CV xin việc nhân viên kinh doanh của mình.
- Xác định những thông tin quan trọng đưa lên phía trên, tránh lan man và thiếu trọng tâm, giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá bạn hơn
- Sử dụng một số keyword quan trọng trong CV để kiểm chứng năng lực, trình độ và nền tảng của bạn
- Sử dụng số liệu xác thực để trình bày thành tích của bạn sẽ ấn tượng hơn nhiều. Hãy biến kinh nghiệm kinh doanh của bạn thành những con số thiết thực, gia tăng sức mạnh cho CV của bạn
- Độ dài của CV xin việc bất kỳ chỉ nên được giới hạn trong khoảng từ 1 - 2 trang
- Chú ý đến việc lựa chọn màu sắc thiết kế cho CV xin việc của bạn, các tông màu tươi sáng sẽ truyền tải được nguồn năng lượng tràn đầy trong bạn.
- Kiểm tra lần cuối để tránh các lỗi cơ bản như chính tả, bố cục trước khi được gửi đến nhà tuyển dụng.
Tham khảo mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp cho bạn
Mẫu CV nhân viên kinh doanh đã có kinh nghiệm
Mẫu CV nhân viên kinh doanh thực tập sinh - part time
Mẫu CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng anh
Hy vọng bài viết trình bày các nguyên tắc cơ bản để trình bày được một mẫu CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp. Đã mang lại những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về cách viết CV nhân viên kinh doanh như thế nào để thật sự ấn tượng và chinh phục mọi nhà tuyển dụng. Qua đó giúp cơ hội tìm việc của bạn được thuận lợi và sớm thành công.
Đừng quên, chuyên trang Việc Làm Đà Nẵng sẽ luôn là người bạn đồng hành tin cậy với bạn. Hãy truy cập ngay với chúng tôi để tìm kiếm các thông tin việc làm nhân viên kinh doanh tại đà nẵng phù hợp cho bạn nhé!