Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng mềm vô cùng quan trọng với người lao động trong giai đoạn hiện nay. Thế nhưng trên thực tế, có đến hơn 70% người được khảo sát thừa nhận rằng. Họ ngại thuyết trình trước đám đông, nhất là trong môi trường làm việc. Kỹ năng thuyết trình nếu được chinh phục thành công thì sẽ là "vũ khí lợi hại" với bất kỳ một ứng viên xin việc nào
Trong bài viết này, vieclamdanang.vn sẽ trình bày khái niệm về kỹ năng thuyết trình là gì. Những phương pháp để có một bài thuyết trình hay và thuyết phục thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu những kỹ năng cần thiết để bạn có thể thuyết trình tự tin trước đám đông, cũng như những điều cần nên tránh trong một bài thuyết trình. Cùng theo dõi bài viết nhé!
Thuyết trình là gì và kỹ năng thuyết trình là gì?
Thuyết trình là hoạt động mà mỗi chúng ta ít nhất một lần hoặc có thể phải thường xuyên thực hiện trong cuộc sống hằng ngày. Nó xuất hiện từ trong hoạt động học tập đến làm việc. Đây được xem là một kỹ năng không thể thiếu trong thời đại hiện nay.
Để đi tìm định nghĩa về kỹ năng thuyết trình là gì? Trước hết, hãy cùng tìm hiểu kỹ năng là gì? Kỹ năng là việc một người nào đó sẽ vận dụng khả năng và năng lực mà bản thân đã tích lũy được để thực hiện một hành động nhằm tạo ra kết quả như mong muốn. Hiện nay, khái niệm này được hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào suy nghĩ và cách nhận định của mỗi người. Chưa có khái niệm quy chuẩn và đồng nhất.
Thuyết trình là quá trình truyền đạt trực tiếp thông tin đến người khác nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể như bày tỏ suy nghĩ, hiểu, tạo dựng mối quan hệ và thực hiện.
Kỹ năng thuyết trình là khả năng truyền đạt các thông điệp. Bằng những lý lẽ và lập luận hợp lý chặt chẽ. Giúp người nghe hiểu được những gì bạn nói, tương tác với người nghe bằng cách thu thập và giải đáp tất cả câu hỏi phản biện.
Kỹ năng thuyết trình đặc biệt quan trọng nếu bạn làm việc trong lĩnh vực việc làm bán hàng tại đà nẵng. Bạn cần thuyết phục khách hàng tin tưởng vào sản phẩm và thể hiện những sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu của doanh nghiệp.
Vì sao kỹ năng thuyết trình quan trọng?
Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực việc làm Marketing tại Đà Nẵng. Việc phải thuyết trình về một chiến lược marketing để thực hiện các dự án cho ban giám đốc là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Các chủ đề thuyết trình thường sẽ là kế hoạch ra mắt sản phẩm mới, các chiến lược nhằm định vị thương hiệu trên thị trường…
Mục tiêu của những bài thuyết trình này nhằm thuyết phục cấp trên phê duyệt các kế, hoạch, chương trình đưa ra được áp dụng vào thực tế. Cách thuyết trình hay nhất phải là tạo ra sự tương tác giữa người thuyết trình và những người cấp cao hơn.
Các kỹ năng cần thiết giúp thuyết trình thành công
Sự tự tin là yếu tố quan trọng nhất khi thuyết trình
Phong thái tự tin sẽ quyết định đến sự thành công cho bài thuyết trình. Sự tự tin giúp bạn luôn bình tĩnh trong mọi trường hợp. Truyền đạt thông tin rõ ràng và chính xác nhất, để người nghe có thể hiểu hết những vấn đề mà bạn đang muốn nói. Đồng thời, có thể lắng nghe và trả lời câu hỏi, giải quyết những vấn đề mà họ còn đang thắc mắc.
Với phong thái chững chạc, nụ cười tươi cùng việc sử dụng phương pháp thuyết trình hiệu quả. Thông qua những yếu tố như cấu trúc bài thuyết trình, slides, giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể, v.v..giúp bạn tạo được ấn tượng rất tốt. Bạn cần thể hiện sự tự tin và tin tưởng vào chính những điều mình nói thì mới có đủ sức thuyết phục khán giả tin tưởng vào nó. Chú ý giao tiếp ánh mắt với tất cả người nghe ở phía dưới. Như vậy mới thu hút được người nghe cũng như nâng cao cảm giác cho chính bản thân bạn.
Mở đầu bài ấn tượng trong kỹ năng thuyết trình
Thông thường, người nghe sẽ bị tác động bởi những yếu tố xung quanh nên rất ít khi tập trung vào thời điểm bắt đầu của buổi thuyết trình. Vì vậy, để bài thuyết trình có sức lôi cuốn từ những giây phút đầu tiên. Sẽ phải cần đến một lời mở đầu ấn tượng với người nghe. Giúp khuấy động không khí đủ khiến người nghe gạt bỏ những yếu tố gây nhiễu bên ngoài. Khi đã thu hút được sự chú ý của khán giả ngay từ đầu. Đã là một bước thành công rất lớn, bởi họ sẽ có khả năng dõi theo bài thuyết trình đến khi nó kết thúc.
Những cách mở đầu bài thuyết trình giúp bạn gây ấn tượng từ phút đầu tiên
- Một vài câu hỏi bất ngờ
- Một vài con số thống kê
- Chiếm lấy trái tim của người nghe
- Mở màn bằng một câu chuyện hoặc một tình huống gây hài hước
- Tạo ấn tượng thông qua giọng nói hoặc tác phong chuyên nghiệp
Trình bày khoa học
Để bài thuyết trình của bạn được thành công thì cách trình bày khoa học sẽ vô cùng quan trọng. Nội dung của bài thuyết trình nên được phân chia và lên bố cục rõ ràng như: đặt vấn đề, nội dung chính cần thuyết trình và cuối cùng là kết luận tóm lại toàn bộ bài.
Trình bày hoàn tất từng đầu mục, tránh tình trạng đang trình bày vấn đề này lại chuyển sang nói về một vấn đề khác đột ngột. Làm cho mạch thuyết trình trở nên lộn xộn, khiến người nghe khó theo dõi được nội dung thông tin và dễ chán nản.
Giọng nói và ngôn ngữ cơ thể trong kỹ năng thuyết trình
Ngôn ngữ cơ thể linh hoạt giúp bạn luôn thu hút được sự chú ý
Đừng chỉ mãi tập trung vào bản tài liệu hay chỉ giữ ánh nhìn vào một điểm duy nhất là màn hình máy tính. Giao tiếp và tương tác với khán giả của bạn thông qua ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể linh hoạt. Sẽ giúp mọi người tập trung vào bạn hơn và lắng nghe những điều bạn đang nói.
Thay vì tạo ra một bức tượng đơ cứng trên sân khấu. Hãy cười thật tươi, , ngắm nhìn cả hội trường trong khi nói, nhấn nhá lên xuống, biểu cảm cả cơ mặt, di chuyển đều sang hai bên cánh gà, cả phía trên và dưới sân khấu. Cũng là cách khiến cho bầu không khí buổi thuyết trình của bạn trở nên sôi động và vui vẻ hơn
Giọng nói truyền cảm sẽ khơi gợi hứng thú từ người nghe
Bạn cần khơi gợi hứng thú từ người nghe, là những người sẽ cảm thụ thành quả và công sức chuẩn bị của bạn. Giọng nói truyền cảm, ngôn ngữ hấp dẫn là những thứ sẽ giúp bạn duy trì sự chú ý của người nghe đối với người nói.
Hãy thử đặt mình vào trong ngữ cảnh của một buổi thuyết trình. Khi bạn trình bày một vấn đề hài hước với gương mặt buồn bã. Hay bạn mời gọi khách hàng sử dụng sản phẩm mới của công ty nhưng lại xuất hiện cùng nét mặt nghiêm trọng. Bạn có thể hình dung về kết quả của buổi thuyết trình sẽ như thế nào không. Chắc chắn khó mà đạt được mục đích đã đặt ra.
Tâm trạng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất giọng của bạn khi giao tiếp. Vì vậy, khi thuyết trình bạn nên giữ cho mình một tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
Đừng chỉ đọc đều đều từ đầu đến cuối sẽ rất dễ ru ngủ khán giả. Cần có những điểm nhấn nhá phù hợp để tập trung sự chú ý của người nghe ở những nội dung quan trọng. Hãy hiểu tình huống phù hợp để có được giọng nói truyền đạt đúng được cảm xúc.
Giao lưu với khán giả
Đặt một vài câu hỏi mở để mọi người có thể trao đổi ý kiến với nhau. Khi đó bạn sẽ là người chốt lại vấn đề. Hãy để khán giả cùng tương tác với không khí của buổi thuyết trình. Qua đó cũng có thể giúp bạn biết được người nghe có hiểu được những vấn đề bạn đang trình bày hay không. Buổi thuyết trình của bạn có đạt được mục tiêu đề ra.
Kỹ năng thuyết trình này cũng giúp họ thất được bạn có sự hòa hợp và gần gũi hơn. Cũng như giúp bạn thoải mái không bị bí lời và phụ thuộc nhiều vào tài liệu đã chuẩn bị.
Kết thúc bài thuyết trình thật ấn tượng
Bạn cần chốt lại vấn đề đã đặt ra khi kết thúc bài thuyết trình. Đừng khiến mọi người cảm thấy khó chịu và đánh giá thấp năng lực của bạn. Khi họ phải bỏ thời gian rất dài để lắng nghe bạn nói. Nhưng không thể hiểu được vấn đề bạn kết luận là gì?
Làm thế nào để cải thiện kỹ năng thuyết trình
Lên nội dung thuyết trình cụ thể và rõ ràng
Bạn cần hiểu rõ và nắm chắc những điều mà mình sẽ nói sắp tới, những vấn đề muốn thể hiện cho mọi người thấy. Để đảm bảo nói đủ, nói đúng và nói có logic thì hãy chuẩn bị dàn bài thuyết trình chi tiết và rõ ràng. Có phần mở đầu, những nội dung cần được thảo luận và đưa ra kết luận cho những vấn đề đặt ra.
Đơn giản hóa những điều bạn sắp nói
Để thuyết trình hay hãy đơn giản hóa những thứ bạn định nói. Trong thời gian ngắn cố định của một buổi thuyết trình. Người nghe sẽ không có nhiều thời gian để suy nghĩ sâu xa với các vấn đề. Vì vậy, đừng khiến họ cảm thấy khó hiểu. Phải bỏ qua những thông tin tiếp theo để suy nghĩ về một thông tin mà bạn vừa nói.
Trình bày súc tích và nhấn mạnh vào nội dung trọng điểm
Để truyền tải toàn bộ nội dung một bài nghiên cứu dài đến 50 - 100 trang. Nhưng bạn chỉ có khoảng từ 10 đến 15 phút để trình bày. Và người nghe phải theo dõi toàn bộ khối lượng thông tin bạn đưa ra. Sẽ rất mệt mỏi và ức chế trong điều kiện như vậy.
Hãy lựa chọn các thông tin quan trọng mà bạn đã nghiên cứu và tâm đắc để trình bày. Hãy để cho người nghe nhớ rõ chủ đề mà bạn đang nói. Cách tốt nhất để họ ghi nhớ được chủ đề là nhấn mạnh và nhắc lại.
Đừng quên nhắc đến thính giả trong khi thuyết trình
Đừng quên nhắc đến những người đồng hành của bạn. Đừng để người nghe trở nên vô hình. Đôi lúc trong bài thuyết trình của mình thay vì dùng cách xưng hô là “tôi” thì thỉnh thoảng hãy dùng “chúng ta”. Để nhắc rằng, đồng hành với họ luôn có bạn đi cùng.
Vấn đề cần tránh của kỹ năng thuyết trình
- Ăn mặc luộm thuộm không đúng chủ đề
- Luôn cử động lắc lư, rung chân
- Thuyết trình như đọc từ văn bản mẫu viết sẵn
- Đứng yên giống như pho tượng
- Lạm dụng quá nhiều vào slide trình chiếu
- Nói dông dài không đúng trọng tâm
- Không tạo được không khí sôi nổi phấn khích
- Không chịu tiếp xúc ánh mắt với người nghe
- Kết thúc bài phát biểu một cách sơ sài nhạt nhẽo
Vận dụng kỹ năng thuyết trình trong phỏng vấn xin việc
Phỏng vấn thông qua thuyết trình một vấn đề nào đó liên quan đến vị trí ứng tuyển đang là một xu hướng tìm kiếm nhân tài được ưa chuộng trong nhiều doanh nghiệp tại Đà Nẵng
Có thể nói, phỏng vấn thuyết trình là phương thức giúp các nhà tuyển dụng có thể kiểm tra toàn diện một ứng viên tiềm năng. Tại đây, ứng viên sẽ có cơ hội thể hiện kỹ năng thuyết trình, khả năng thuyết phục, cách biểu đạt và sự tự tin, cũng như năng lực lẫn tư duy nghề nghiệp.
Để có được kết quả tốt trong buổi phỏng vấn xin việc, kỹ năng thuyết trình của bạn đóng vai trò quan trọng. Giúp nhà tuyển dụng thẩm định được khả năng chuyên môn của bạn có thật sự phù hợp với vị trí việc làm và văn hóa doanh nghiệp hay không
Kết luận
Bài viết trên đây, mong rằng đã giúp bạn hiểu rõ hơn kỹ năng thuyết trình là gì. Những vấn đề cần nên lưu ý khi thuyết trình. Cũng như những bí quyết nào để giúp buổi thuyết trình trở nên hấp dẫn và thu hút người nghe, đạt được mục tiêu đã đề ra.
Hi vọng các bạn rút ra được những kinh nghiệm để vận dụng vào trong quá trình tìm việc làm của bản thân. Không còn nỗi sợ hãi khi phải nói chuyện trước đám đông, để nó không còn là điểm yếu hay trở ngại trong công việc, học tập, và cuộc sống. Chúc bạn thành công!
Các bài viết cùng chủ đề:
- Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? 6 bước giúp xóa tan vấn đề
- Kỹ năng chuyên môn là gì? Những kỹ năng chuyên môn trong CV không thể thiếu
- 7 cách cải thiện kỹ năng làm việc nhóm của tổ chức