Nhiều người luôn mặc định rằng doanh nhân là những người giàu có và nhiều tiền, liệu rằng điều này có thực sự đúng không?
Chúng ta vẫn thường thấy hình ảnh của một số vị doanh nhân nổi tiếng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Họ đều là người thành đạt trong sự nghiệp và có sức ảnh hưởng lớn đến xã hội. Vậy doanh nhân là gì, vai trò của doanh nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia thể hiện như thế nào. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau.
Doanh nhân là gì?
Doanh nhân là thuật ngữ được sử dụng để chỉ đến tầng lớp gắn với thành phần kinh tế tư nhân và chủ nghĩa tư bản. Cụm từ này chỉ xuất hiện tại Việt Nam sau những năm 1990. Vậy cụ thể thì doanh nhân là gì?
Khái niệm doanh nhân là gì trong từ điển tiếng Việt
Theo Từ điển tiếng Việt, xuất bản vào tháng 04/2007 của Trung tâm từ điển học, do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên. Khái niệm doanh nhân xuất hiện ở trang 218 được định nghĩa là “Người làm nghề kinh doanh”. Bên cạnh đó cũng có từ Doanh gia là “nhà doanh nghiệp, nhà kinh doanh lớn, có tiếng tăm”.
Có thể hiểu, doanh nhân là người sẽ giải quyết những vấn đề cho người khác để kiếm lợi nhuận.
Tại Việt Nam, ngày 13/10 hàng năm được lấy làm ngày Doanh nhân Việt Nam.
Doanh nhân chính là:
- Những chủ doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh doanh nghiệp của mình, họ được hiểu với vai trò doanh nhân ceo là gì
- Người được thuê hoặc được cử ra để quản lý doanh nghiệp, thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh theo yêu cầu phân công công việc đề ra.
- Trách nhiệm, lợi ích của các doanh nhân sẽ có sự gắn bó mật thiết và chặt chẽ với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nhân tiếng anh là gì
Với những người làm trong lĩnh vực kinh doanh, thuật ngữ Businessman đã không còn quá xa lạ và mới mẻ. Businessman là thuật ngữ tiếng Anh để chỉ các doanh nhân. Hầu hết khái niệm businessman được biết đến phổ biến là những người có nhiều tiền. Tuy nhiên, định nghĩa này chưa đúng. Thực tế, businessman là người chủ chốt vận hành công ty. Họ đại diện cho các cổ đông, các chủ sở hữu ,v.v.
Nói một cách chặt chẽ, doanh nhân là những chủ doanh nghiệp trực tiếp vận hành hoạt động kinh doanh doanh nghiệp của mình, những người được được thuê để tham gia quản lý doanh nghiệp, thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh mà yêu cầu đầu tiên là họ phải có đủ khả năng sáng tạo, và năng lực quản lý, chuyên môn để không ngừng phát triển doanh nghiệp.
Doanh nhân bao gồm những thành phần nào?
Doanh nhân được biết đến nhiều trong vai trò giám đốc điều hành cấp cao. Đó là những người có thể điều hành và quản lý cả một công ty, tập đoàn. Ngoài ra, doanh nhân cũng có thể là nhà sáng lập, chủ sở hữu hoặc cổ đông chính của một doanh nghiệp thương mại.
Doanh nhân không bao gồm cấp điều hành quản lý, giám đốc trong các công ty, cơ quan nhà nước, thuật ngữ này chỉ dành riêng cho các tổ chức tư nhân.
Doanh nhân là người kinh doanh, đôi khi còn được hiểu là người giữ vai trò chủ chốt trong việc quản trị, điều hành doanh nghiệp.
Đó có thể là người đại diện cho các cổ đông, cho các chủ sở hữu khác như thành viên Hội đồng Thành viên, Hội đồng Quản trị,… Hoặc họ cũng là người trực tiếp điều hành doanh nghiệp như một thành viên trong Ban Giám đốc.
Vai trò của doanh nhân là gì?
Doanh nhân được biết đến là những người rất giỏi trong kỹ năng quản lý và có năng lực quản trị vượt trội hơn so với nhiều người trong các lĩnh vực khác. Do đó, họ có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và ổn định doanh nghiệp. Có thể kể đến những vai trò sau đây của doanh nhân:
- Xây dựng và vận hành công ty đạt hiệu quả cao, giải quyết việc làm cho người lao động
- Phát triển hàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng, uy tín, đáng tin cậy.
- Tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, đóng góp tích cực, nổi bật cho xã hội.
- Góp phần xây dựng và phát triển cộng đồng, thực hiện hoạt đọng an sinh xã hội.
- Lên ý tưởng, hoạch định những công việc cụ thể để giao cho cấp dưới thực hiện
- Theo dõi quá trình thực hiện công việc của cấp dưới, chịu trách nhiệm chung cho kết quả hoạt động của toàn bộ nhân viên công ty
Tố chất của doanh nhân là gì?
Doanh nhân là người có năng khiếu đặc biệt về kinh doanh. Họ đã trải qua quá trình làm việc miệt mài để tích lũy được nhiều kinh nghiệm ứng dụng hiệu quả vào trong hoạt động kinh doanh.
Phong cách doanh nhân làm việc thường luôn đề cao đến tính kỷ luật, sự chăm chỉ, tận tâm và cống hiến cho công việc. Chính nhờ những điều đó mà các doanh nhân luôn tạo ra được sức ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung.
Theo đó, cơ bản một doanh nhân sẽ cần đến những tố chất như sau:
Khát vọng và đam mê làm giàu
Khát vọng vượt lên chính mình, chinh phục những bức phá giới hạn của bản thân, thoát nghèo, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ cho bản thân, gia đình cũng như xã hội. Đây cũng là động lực để thúc đẩy con người ta hành động và làm giàu chính đáng
Kiến thức chuyên sâu
Một doanh nhân thành công cần có lượng kiến thức rộng lớn, bao quát trên nhiều vấn đề đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội. Sự hiểu biết chuyên sâu này sẽ giúp các CEO của chúng ta tìm ra cơ hội kinh doanh, nhận biết trước các khó khăn, thách thức có thể sẽ xảy ra trong lĩnh vực kinh doanh và đối với doanh nghiệp của mình.
Đây là yêu cầu quan trọng khi các doanh nghiệp tuyển dụng việc làm tại Đà Nẵng đưa ra để tìm kiếm với các vị trí quản lý, điều hành cấp cao.
Điều đặc biệt, các doanh nhân cần đến sự hiểu biết, kiến thức chuyên môn đối với lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp của mình đang trực tiếp tham gia. Bởi mỗi lĩnh vực kinh doanh đều có đặc thù riêng về sản phẩm, thị trường, phân phối sản phẩm, tổ chức sản xuất, cơ cấu việc làm lao động tại HCM riêng… Cần biết tận dụng những nhân tố có năng lực từng lĩnh vực,vị trí cụ thể để góp phần mang đến thành công cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nhân cũng cần phải am hiểu trong các lĩnh vực quản trị chung của doanh nghiệp ở mức độ nhất định. Từ đó có sự phối hợp tốt giữa các bộ phận chức năng để hỗ trợ bản thân khi đưa ra những quyết định quan trọng cũng như trong hoạt động điều hành doanh nghiệp.
Tư duy sáng tạo
Doanh nhân cần nhận biết tốt các cơ hội kinh doanh, biết chớp lấy thời cơ đúng lúc, đúng thời điểm.
Tư duy sáng tạo trong mỗi người doanh nhân giữ vai trò không nhỏ trong việc giúp doanh nghiệp của mình tránh sự đôi đầu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh và nắm bắt nhanh chóng các nhu cầu mới từ trong một thị trường với đầy rẫy biến động như hiện nay
Khả năng lãnh đạo
Tố chất quan trọng bậc nhất của một doanh nhân chính là năng lực lãnh đạo để có thể tạo ra được một hệ thống làm việc hiệu quả. Có khả năng khơi lửa và truyền cảm hứng đến đội ngũ cấp dưới của mình.
Năng lực lãnh đạo được thể hiện qua:
- Kỹ năng phân quyền: ủy quyền định đoạt cho từng nhân viên cấp dưới
- Kỹ năng hành chính: sử dụng mệnh lệnh, chỉ thị có tính bắt buộc thông qua quy chế, nội quy…
- Kỹ năng khuyến khích, khen thưởng: kích thích các nhân viên thực hiện mục tiêu chung thông qua các công cụ vật chất
- Kỹ năng tổ chức giáo dục: tạo ra sự liên kết gắn bó giữa các cá nhân và tập thể
- Tâm lý xã hội: Hướng các quyết định đến với từng mục tiêu phù hợp nhận thức, tâm lý, con người.
Năng lực lãnh đạo cũng là một nghệ thuật, nó thể hiện rõ hơn cho khái niệm phong cách doanh nhân là gì. Năng lực lãnh đạo biểu hiện thông qua các hành động cụ thể, chứ không phải đơn thuần chỉ là chức danh, vị trí của người đó.
Tố chất lãnh đạo còn được thể hiện qua tầm nhìn tương lai, niềm tin lạc qua trong cả kinh doanh, cuộc sống để truyền cảm hứng và động lực cho người khác.
Ý chí, nghị lực và sự quyết tâm
Môi trường kinh doanh đầy rẫy với những thách thức và khó khăn. Bên cạnh đó, luôn tiềm ẩn những rủi ro, phức tạp. Do đó, mỗi doanh nhân cần chuẩn bị tinh thần để có thể đối mặt với những điều không may xảy đến với doanh nghiệp của mình, nhất là với giai đoạn khởi đầu.
Thương trường khắc nghiệt, đôi lần thất bại trong các quyết định đầu tư sẽ là điều khó tránh khỏi. Một doanh nhân có chí hướng sẽ luôn đặt mình trong thế chủ động với mọi tình huống. Luôn chủ động xây dựng các kế hoạch dự phòng rõ ràng để ứng phó trong mọi hoàn cảnh. Thành công sẽ chỉ đến với những người có ý chí, sự quyết tâm và không bao giờ đầu hàng trước thất bại.
Hình mẫu doanh nhân nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam
Hình mẫu của những doanh nhân thành đạt sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều từ họ để nuôi dưỡng với đam mê theo đuổi lĩnh vực kinh doanh.
Một số doanh nhân nổi tiếng trên thế giới
- Jeff Bezos, CEO Amazon: người sáng lập và CEO trang thương mại điện tử Amazon nổi tiếng
- Bill Gates: một trong những người quyền lực và giàu có nhất thế giới.
- Larry Page, CEO Alphabet: người sáng lập của Google, đồng thời cũng giữ vai trò CEO
- Mark Zuckerberg: người sáng lập mạng xã hội Facebook
- Warren Buffett: chủ tịch công ty Berkshire Hathaway
Doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam
- Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch tập đoàn Vingroup
- Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO của hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air
- Ông Trần Bá Dương - người sáng lập và giữ vị trí chủ tịch HĐQT ô tô Trường Hải (Thaco).
- Ông Trần Đình Long - Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát (tập đoàn sản xuất thép tư nhân lớn nhất Việt Nam)
- Ông Nguyễn Đăng Quang: Chủ tịch Tập đoàn Masan
Thông qua bài viết này, hy vọng đã có thể giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về khái niệm doanh nhân là gì cũng như nhận biết tốt hơn chân dung của một doanh nhân là ai. Hình mẫu các doanh nhân nổi tiếng và để lại dấu ấn trên thế giới và Việt Nam được vieclamdang.vn giới thiệu trong bài viết này, mong rằng sẽ truyền động lực và cảm hứng đến với những bạn nào đang có tham vọng trở thành doanh nhân hay đã là một doanh nhân trẻ tại Việt Nam. Sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa để đóng góp cho sự phát triển nền kinh tế nước nhà lên tầm cao mới, giải quyết vấn đề an sinh xã hội.