Địa chỉ thường trú là gì khiến không ít ứng viên loay hoay khi viết hồ sơ xin việc. Viết địa chỉ vào hồ sơ xin việc như thế nào để chuẩn xác nhất.
Địa chỉ thường trú là thuật ngữ quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong cuộc sống và các quy định pháp lý về cư trú. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của khái niệm này khi sử dụng để diễn đạt thông tin trong các văn bản, giấy tờ quan trọng. Nhất là khi phải kê khai cùng thông tin tạm trú là gì.
Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về địa chỉ thường trú? Cách để xác định địa chỉ đăng ký thường trú là gì? Phân biệt giữa thường trú và tạm trú? Cùng theo dõi bài viết từ vieclamdanang.vn để biết thêm chi tiết!
Cơ sở pháp lý căn cứ:
- Luật Cư trú năm 2020;
- Nghị định 62/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cư trú
Địa chỉ thường trú là gì?
Luật Cư Trú năm 2020 quy định mới nhất về cách xác định và đăng ký địa chỉ thường trú của công dân. Theo đó: “địa chỉ thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. Nếu người đó đã sinh sống lâu dài trên một địa điểm nhưng không đăng ký thường trú trên địa điểm đó. Trong trường hợp này, người đó không được coi là có địa chỉ thường trú đúng theo quy định của pháp luật”.
Trên thực tế, địa chỉ thường trú thông thường sẽ là nơi công dân xuất thân hoặc nơi cha mẹ của công dân thường trú. Khi xác định địa chỉ thường trú là gì, sẽ căn cứ theo địa chỉ gốc được ghi trên giấy tờ tùy thân của từng cá nhân.
Địa chỉ thường trú còn được biết đến là địa chỉ mà chủ thể đăng ký với trụ sở, tổ chức, các cơ quan có thẩm quyền. Là thông tin đã được đăng ký hộ khẩu thường trú. Được dùng để xác định cá nhân đó thuộc sự quản lý của địa phương nào
Thông tin đăng ký thường trú cũng là nội dung bắt buộc trên rất nhiều giấy tờ nhân thân bao gồm: Hộ khẩu, CMND, thẻ căn cước, hộ chiếu…
Xác định địa chỉ đăng ký thường trú theo CMND/CCCD hay hộ khẩu?
Thông thường, thông tin về địa chỉ thường trú của công dân trên các loại văn bản Chứng minh nhân dân (CMND), Căn cước công dân (CCCD) hay sổ hộ khẩu là như nhau.
Đối với một cá nhân từ nhỏ đến lớn chỉ sống tại một khu vực. Khi đó địa chỉ thường trú là gì sẽ được xác định chính là nơi họ đang sinh sống ổn định, hợp pháp theo đúng với quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, đối với những người di chuyển nơi ở liên tục thì cần phải xác định thông tin đăng ký thường trú. Đôi khi người dân thay đổi địa chỉ thường trú nhưng lại không đổi thẻ CMND hay CCCD. Theo quy định, trường hợp đổi địa chỉ thường trú không bắt buộc đổi CCCD. Với CMND khi thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì mới cần phải đổi thẻ.
Lúc này, căn cứ để công dân xác định địa chỉ thường trú là gì. Theo điều 24 Luật Cư trú 2006 đã quy định và hướng dẫn "Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân."
Như vậy, địa chỉ thường trú sẽ được xác định theo sổ hộ khẩu của công dân. Mỗi công dân chỉ có thể đăng ký hộ khẩu thường trú ở một nơi duy nhất. Hộ khẩu thường trú là sổ do cơ quan công an cấp, ghi nhận thông tin đăng ký thường trú. Trong đó có ghi đầy đủ thông tin cơ bản của mỗi cá nhân trong hộ gia đình như thông tin về họ và tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Từ ngày 01/7/2021, Bộ Công an sẽ không tiến hành cấp mới sổ hộ khẩu giấy. Vì vậy, thay vì xác định địa chỉ thường trú là gì theo sổ này, người dân sẽ xác định địa chỉ thường trú theo Cơ sở dữ liệu cư trú quốc gia.
Điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú
Điều kiện để đăng ký hộ khẩu thường trú được quy định như thế nào? Thứ tự làm hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hành chính, chú ý phải hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật.
- Tiến hành làm công chứng đối với những giấy tờ cần thiết.
- Tiến hành nộp hồ sơ tại Công an quận (địa phương dự định là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú).
- Ký sổ hộ khẩu mới cấp, sau đó nộp lại hồ sơ cho Đội Cảnh sát QLHC về TTXH.
- Nộp lệ phí và tiếp nhận hồ sơ.
- Chú ý đối chiếu lại các thông tin ghi trong hồ sơ mới đã đúng chưa.
Phân biệt, địa chỉ cư trú, địa chỉ thường trú và địa chỉ tạm trú
“Nơi cư trú”, “nơi thường trú”, “nơi tạm trú” là những thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong các giấy tờ tùy thân của công dân cũng như trong nhiều văn bản pháp luật. Thế nhưng không phải ai cũng có thể phân biệt được địa chỉ cư trú là gì, nơi thường trú là gì cũng như hiểu rõ về sự khác nhau giữa các thuật ngữ này so với địa chỉ tạm trú
Theo Quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật cư trú ban hành năm 2006, Luật sửa đổi và bổ sung vào năm 2013 về nơi cư trú của công dân đã quy định: “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân hay còn gọi là trú quán. Theo pháp luật cư trú của Việt Nam hiện tại ko có định nghĩa về trú quán mà chỉ có định nghĩa về nơi cư trú. Thông tin đăng ký cư trú là nơi thường trú hoặc tạm trú.”
Nội dung | Khái niệm | Thời hạn cư trú | Nơi đăng ký | Kết quả đăng ký |
ĐỊA CHỈ THƯỜNG TRÚ | Là nơi sinh sống thường xuyên, ổn định, mang tính lâu dài của công dân | Vô thời hạn | Tại Công an Quận, huyện cho phép cấp sổ hộ khẩu | Được cấp sổ hộ khẩu |
ĐỊA CHỈ TẠM TRÚ | Là nơi sinh sống tạm thời, không ổn định của công dân | Có thời hạn nhất định | Tại Công an xã, phường, thị trấn cho phép cấp giấy tờ tạm trú | Được cấp sổ tạm trú |
Hướng dẫn viết địa chỉ thường trú trong hồ sơ xin việc
Địa chỉ thường trú là thông tin quan trọng cần được kê khai ở nhiều loại giấy tờ, văn bản xuất hiện trong bộ hồ sơ xin việc. Chẳng hạn như: tờ khai nhân thân, lý lịch trích ngang, hồ sơ xin việc,… Nếu ghi nhầm hoặc không chính xác các thông tin cá nhân cơ bản trong đó có phần địa chỉ thường trú của chính mình. Tuy có thể không ảnh hưởng quá lớn đến kết quả khi bạn xin việc làm tại Đà Nẵng. Thế nhưng hồ sơ xin việc của bạn khi mắc phải lỗi sai "ngớ ngẩn" như vậy. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp về độ trung thực của bạn.
Vì vậy, khi viết sơ yếu lý lịch tự thuật trong hồ sơ xin việc cần phải kiểm tra kỹ lưỡng thông tin để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ. Hơn nữa, sơ yếu lý lịch tự thuật theo yêu cầu và quy định của các doanh nghiệp. Luôn cần có chữ ký xác nhận từ địa phương. Do vậy, khi thông tin sai bạn sẽ bắt buộc phải làm lại. Mất quá nhiều thời gian cho việc này, đôi khi khiến bạn bị vụt mất cơ hội tìm được công việc phù hợp và yêu thích. Đặc biệt, khi bạn ứng tuyển vào cơ quan nhà nước hay các tập đoàn lớn thì càng phải chú trọng về địa chỉ.
Các thông tin liên quan đến địa chỉ thường trú thường bao gồm các tin tức liên quan đến cách ghi địa chỉ nhà của bạn:
- Số nhà: số 32, số 10/24, phòng 303 tập thể số 3,…
- Đường, phố.
- Xã (phường).
- Huyện (quận).
- Tỉnh (thành phố).
Nếu cần phải sử dụng các loại văn bản, giấy tờ tiếng Anh thì hẳn có nhiều người sẽ gặp rắc rối xác định thuật ngữ địa chỉ thường trú tiếng anh là gì hoặc địa chỉ tạm trú tiếng anh là gì. “Permanent residence” sẽ là đề mục đồng nghĩa với “địa chỉ thường trú”. Và “temporary address” là đề mục đồng nghĩa với “địa chỉ tạm trú”.
Kết luận
Bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ về thuật ngữ địa chỉ thường trú là gì. Lưu ý kể từ ngày 1/7/2021, cách xác định thông tin địa chỉ thường trú chính xác sẽ được căn cứ theo Cơ sở dữ liệu dân cư Quốc Gia chứ không phải qua bất cứ một mẫu giấy tờ nào khác. Hãy chú ý kiểm tra thật kỹ để không ghi sai địa chỉ khi đang làm hồ sơ xin việc làm nhé.
Thông tin đăng ký nơi thường trú chính xác tuy chỉ là yếu tố nhỏ nhưng vẫn góp phần thể hiện tính cách cẩn thận và chi tiết của ứng viên. Hãy chuẩn bị thật kỹ mọi thứ từ những chi tiết nhỏ như địa chỉ thường trú để có được bộ hồ sơ xin việc ưng ý! Chúc các bạn thành công!