Biên tập viên là gì đã không còn xa lạ với nhiều người khi ngày càng được biết đến nhiều hơn và dành được nhiều sự quan tâm từ những ai có sở thích viết lách. Nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu về nghề biên tập viên? Công việc này có nhiệm vụ và vai trò là gì, yêu cầu kỹ năng, kiến thức gì? Cần theo học ngành nào để trở thành biên tập viên trong tương lai. Cùng Việc Làm Đà Nẵng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Biên tập viên là gì?
Biên tập viên xuất hiện trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp như xuất bản, báo chí, truyền hình,.... Ở đâu có sự xuất hiện của bản thảo và người viết tin, nội dung thì ở đấy ắt hẳn sẽ có sự xuất hiện của các biên tập viên. Vậy bạn đã biết biên tập là gì và nghề biên tập viên là gì chưa?
Biên tập viên là những người chịu trách nhiệm phê duyệt bài viết, nội dung thông tin được soạn thảo từ một người khác. Nội dung bài viết có đúng chuẩn, phù hợp và đi đúng theo hướng mà các cơ quan đề ra. Cấu trúc và bố cục bài viết đã được sắp xếp hợp lý chưa.
Biên tập viên xuất hiện trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau như báo chí, truyền hình, xuất bản… Công việc này yêu cầu các biên tập viên phải có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu. Mới có thể đảm bảo chất lượng kịch bản các chương trình truyền hình, bài viết của phóng viên hoặc các bản thảo văn học. Vị trí biên tập viên hiện nay vẫn đang được đánh giá là một trong những ngành nghề rất "HOT", đặc biệt với những bạn yêu thích văn học và sở hữu tốt kỹ năng viết lách.
Công việc của biên tập viên là gì
Biên tập viên không chỉ đơn giản là “chiếc máy” chuyên soi lỗi người khác. Công việc của họ rất đa dạng và phức tạp. Nghe ngóng tin tức, lựa chọn đề tài, làm việc với phóng viên, sửa bài, chỉ dẫn trang… Tất cả đều nằm trong "JOB LIST" công việc hàng ngày mà một người biên tập cần xử lý
Lĩnh vực Báo Chí
Trong lĩnh vực báo chí, biên tập viên có nhiệm vụ nhận bài viết của phóng viên để sàng lọc, chỉnh sửa lại về mặt hình thức, ngôn từ. Biên tập ngoài việc sửa lỗi chính tả còn đảm nhận thêm việc kiểm tra lại nguồn thông tin bài viết. Kiểm định các thông tin trước khi xuất bản để tránh các trường hợp thông tin bị bịa đặt, xuyên tạc, sai lệch so với thực tế. Nhằm bảo vệ uy tín của toàn soạn và chính các phóng viên, tác giả của nội dung.
Lĩnh vực Truyền Hình
Trong lĩnh vực này, biên tập viên thực chất cũng chính là những phóng viên truyền hình. Bạn thường bắt gặp sự xuất hiện của họ trên sóng truyền hình với hình ảnh chỉnh chu, nhàn nhã. Tuy vậy, công việc của họ đằng sau ống kính truyền hình lại không chỉ có như vậy. Ở khâu chuẩn bị, họ phải lên ý tưởng, tìm kiếm và xử lý nguồn tin, lấy tin, biên tập thành bản tin, cuối cùng mới tham gia "lên hình" đọc tin cho khán giả
Lĩnh vực Xuất Bản
Có khi nào bạn thắc mắc vai trò của các biên tập viên là gì trong lĩnh vực xuất bản chưa. Họ thường không xuất hiện nổi bật ra bên ngoài, nhưng lại là người đảm bảo sự chỉnh chu cho những cuốn sách trước khi chúng được xuất bản để đến tay người đọc. Có đôi khi, biên tập viên cũng sẽ đồng hành cùng tác giả để tạo ra cuốn sách có cấu trúc hoàn chỉnh.
Cơ hội phát triển của nghề biên tập viên là gì
Lý giải về những tín hiệu báo hiệu nghề biên tập sẽ tiếp tục phát triển rộng mở trong ít nhất là 10 năm đến. Phải nhắc đến sự phát triển của nền công nghệ hiện đại. Các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực truyền thông có những bước phát triển ngoạn mục. Các biên tập viên đứng trước những cơ hội để phát triển sự nghiệp của bản thân.
Nghề biên tập không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực biên tập sách báo. Mà còn xuất hiện đầy nổi bật và trở thành vị trí việc làm danh giá trong lĩnh vực biên tập viên truyền hình, biên tập viên radio và biên tập viên của các trang báo mạng điện tử,.... Khi các kênh truyền thông hiện nay như sách, báo, truyền hình, mạng Internet... Đều luôn sáng tạo không ngừng nghỉ để phục vụ nhu cầu hàng ngày của khán thính giả.
Điều cần nhất mà bạn cần bận tâm chính là bản thân sẽ tồn tại ở vị trí này trong bao lâu nếu không có năng lực. Sự đào thải của ngành nghề này luôn rất lớn, để vượt qua áp lực cạnh tranh. Những kỹ năng và thế mạnh để tạo ra chỗ đứng vững chắc cho các biên tập viên là gì. Sẽ được giải đáp ở phần tiếp theo của bài viết
Tố chất cần có của một biên tập viên là gì
Biết tìm lỗi
Một biên tập giỏi sẽ không chỉ mãi mê “vạch lá tìm sâu”, mà phải biết tìm đúng lỗi. Các nhà biên tập cần phải đặt mình vào điểm nhìn của người viết, người sản xuất cũng như người đọc và người tiếp nhận. Cần đảm bảo chất lượng của bài viết không bị lủng củng, trùng lặp. Nội dung bài viết cần dễ hiểu, dễ tiếp nhận. Không phải lúc nào dùng từ ngữ đao to búa lớn cũng sẽ hiệu quả.
Có khả năng diễn đạt
Diễn đạt tốt là khả năng trình bày nội dung thông tin giúp cho người tiếp nhận dễ hiểu nhất. Các biên tập viên phải hiểu được công cụ tác nghiệp của mình chính là sức mạnh của ngôn từ. Phải lựa chọn từ ngữ và cách diễn đạt phù hợp "nói có sách mách có chứng". Mọi thông tin đều cần phải được kiểm duyệt, đảm bảo chất lượng. Như vậy mới đủ sức thuyết phục độc giả.
Nắm vững ngữ pháp và chính tả
Mắc lỗi chính tả, ngữ pháp được xem là lỗi ngớ ngẩn và đại kỵ, sẽ khiến cấp trên và độc giả không đánh giá cao năng lực của các biên tập viên.
Các biên tập viên cần rèn luyện khả năng đọc, viết thật nhiều, tích lũy vốn ngôn từ rộng lớn để tránh mắc phải những lỗi sai liên quan đến chính tả, ngữ pháp.
Tỉ mỉ, cẩn thận
Biên tập viên sẽ là người chịu trách nhiệm bảo đảm hình ảnh thương hiệu sản phẩm. Sự khác biệt giữa các tác phẩm văn học, báo chí, truyền hình của các nhà xuất bản phần lớn nằm ở chi tiết. Cùng một chủ đề được khai thác, chi tiết tác phẩm với những nội dung sâu sắc, ý nghĩa, văn phong chuẩn chỉnh. Chắc chắn sẽ nhận được thiện cảm của độc giả hơn
Biên tập viên cần rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận. Hạn chế tối đa sự cẩu thả, qua loa từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất để tạo nên một tác phẩm thành công.
Biết quản lí đội ngũ
Nhóm đối tượng sẽ làm việc trực tiếp với biên tập viên là gì. Đó là những nhân sự trong cùng cơ quan, tổ chức, công ty. Bên cạnh đó còn là đội ngũ cộng tác viên bên ngoài.
Đội ngũ biên tập vì vậy cần phải có khả năng quản lý, làm việc theo team, nhóm. Cần hiểu rõ nhu cầu và khả năng của mỗi thành viên trong team. Để có thể đưa ra những đánh giá, nhận xét khách quan giúp các bên cùng phát triển.
Có trách nhiệm với công việc
Dù làm việc ở bất cứ lĩnh vực công việc nào, chúng ta cũng đều phải nhận thức trách nhiệm của mình với công việc. Giữ vai trò quan trọng của một dự án, các biên tập viên lại càng phải hoàn thành tốt và đúng công việc được giao theo tiến độ đề ra để không ảnh hưởng đến kết quả chung.
Quan sát, chú tâm và tiếp thu những ý kiến phản hồi, đóng góp từ quản lý cũng như độc giả. Tự hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn của mình tốt hơn. Cũng từ đó mà nâng cao năng lực của bản thân, mang đến cho độc giả những bài viết chất lượng hơn.
>> Xem thêm: Kỹ năng chuyên môn là gì? Những kỹ năng chuyên môn trong CV không thể thiếu
Mức lương của biên tập viên
Mức lương trung bình của biên tập viên sẽ khoảng từ 7 - 11 triệu/tháng. So với những ngành nghề khác trên thị trường việc làm Đà Nẵng thì đây không phải là con số thấp. Biên tập viên có thâm niên làm việc lâu năm trong nghề. Mức lương có thể lên tới 25 triệu/tháng. Ngược lại, mức lương cho một biên tập viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm dao động trong khoảng 5 triệu/tháng. Họ cần chú trọng hơn đến việc trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm để tìm chỗ đứng vững chắc trong nghề. Thay vì quá đặt nặng đến vấn đề tiền bạc.
Thách thức của biên tập viên là gì
Ở bất cứ ngành nghề nào, đi kèm với cơ hội là những thách thức. Buộc mỗi cá nhân phải cố gắng vượt qua. Để nâng cao năng lực mới có thể chạm đến thành công
Thách thức lớn nhất đối với những người có đam mê theo đuổi vị trí biên tập viên trong các doanh nghiệp, tổ chức tuyển dụng marketing đà nẵng nói riêng và ngành báo chí nói chung. Chắc chắn là độ nhạy bén nhằm bắt kịp với xu hướng và sự phát triển của xã hội. Nếu còn bạn nào vẫn đang thắc mắc ngành báo chí là gì? Có thể hiểu nôm na báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội. Đưọc sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới công chúng. thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. Dưới hình thức truyền tải là chữ viết, hình ảnh, âm thanh kết hợp trong các tác phẩm để thể hiện trọn vẹn phần nội dung.
Thách thức của nghề biên tập còn đến từ thị hiếu và xu hướng tiếp cận thông tin của khán thính giả. Để không bị thụt lùi lại phía sau, bạn cần phải tích cực nghiên cứu để tìm đến những cách thức làm việc mới mẻ, thay đổi nội dung và phương thức phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội. Nếu không chịu thay đổi để thích nghi, bạn sẽ dễ bị đào thải bởi chính thái độ và cách làm việc bảo thủ của mình.
Để trở thành biên tập viên cần học ngành nào?
Để trả lời cho câu hỏi “làm biên tập viên học ngành gì”, bạn cần hiểu bản chất của công việc biên tập viên là gì
Dù làm việc trong lĩnh vực nào báo chí, truyền hình hay biên tập sách... Thì cũng phải cần đến khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt, cùng lượng kiến thức rộng. Các khối ngành nên thi để có thể tham gia vào công việc biên tập trong tương lai là báo chí, văn học, Việt Nam học, văn hóa học,... Trở thành một biên tập viên về sách thì bạn nên biết thêm các kỹ năng về công việc sản xuất từ nhà xuất bản. Còn để trở thành một biên tập truyền hình, bạn nên tìm hiểu về những kỹ năng của ngành báo chí.
Trên thực tế, nhiều ví dụ điển hình về những biên tập viên nổi tiếng nhưng không bắt buộc tốt nghiệp từ các ngành học kể trên. Bởi với những tạp chí, chuyên đề liên quan đến một số lĩnh vực chuyên môn riêng biệt. Rất cần đến những người có chuyên môn sâu. Chỉ cần họ có những tố chất mà một biên tập viên cần, yêu thích công việc viết lách thì đã có thể trở thành biên tập viên giỏi
Kết luận
Qua những chia sẽ từ bài viết, hy vọng đã phần nào giúp các bạn hình dung rõ hơn về công việc của nghề biên tập cũng như hiểu rõ biên tập viên là gì? Cần làm gì để trở thành biên tập viên. Đâu sẽ là những cơ hội cũng như thách thức mà bạn phải gặp trong tương lai khi lựa chọn theo đuổi đam mê này. Chúc bạn sớm thành công nhé!